Bạn mong muốn tổ chức một đám cưới đậm chất miền Tây nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn lo sợ mình sẽ bỏ sót các nghi lễ quan trọng, hoặc thực hiện không đúng cách, làm mất đi ý nghĩa của đám cưới?
Đừng lo lắng, chuyên gia Ngọc Bùi – Wedding Planner với 10 năm kinh nghiệm sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật những thông tin cần thiết về phong tục đám cưới miền Tây và những kinh nghiệm quý báu giúp bạn có một đám cưới thật suôn sẻ, ý nghĩa và đáng nhớ qua bài viết dưới đây!
Phong tục cưới hỏi miền tây gồm những gì?
Theo truyền thống, phong tục cưới hỏi miền Tây sẽ bao gồm 6 nghi lễ quan trọng bao gồm: Lễ giáp lời, lễ thông gia, lễ cầu thân, lễ ăn hỏi, lễ cưới và lễ rước dâu, cuối cùng là lễ phản bái.

Lễ giáp lời
Lễ giáp lời, nhà trai sẽ đến nhà gái thưa chuyện, cùng tìm hiểu về gia cảnh, phong tục, tuổi tác của cặp đôi. Hai bên sẽ cùng ngồi lại với nhau để bàn bạc về chuyện hôn nhân của các con và định ngày giờ để tổ chức lễ vu quy bái tổ.
Lễ vật dạm ngõ miền Tây không cần phải quá cầu kỳ, chỉ cần những món đơn giản và quen thuộc như trầu cau, trà, rượu, bánh kẹo và mâm ngũ quả. Đặc biệt, người miền Tây thường chọn những loại trái cây đặc sản của vùng như xoài, vú sữa, măng cụt,…để thể lòng hiếu khách và sự trân trọng đối với gia đình nhà gái.

Lễ thông gia
Sau buổi lễ dạm ngõ, gia đình nhà trai sẽ ngỏ lời mới nhà gái sang chơi để biết gia cảnh và nơi ăn chốn ở của các con sau này. Lễ này, người ta gọi là lễ thông gia với mục đích là để hai bên gia đình hiểu rõ về nhau hơn, từ đó nhà gái cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi gả con gái của mình đi.

Lễ cầu thân
Sau khi nhận đã nhận sự đồng ý của hai bên gia đình, họ nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái (cho đồ hoặc bỏ hàng rào thưa). Tuy nhiên, ngày nay, vì các cặp đôi thường đã tìm hiểu nhau từ trước, nên nghi lễ này thường được bỏ qua.
Lễ ăn hỏi
Một trong những nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua phong tục đám cưới miền Tây đó chính là lễ ăn hỏi. Vào ngày này, bên nhà gái sẽ treo bảng “Lễ đính hôn” hoặc “Lễ đăng khoa”. Nghi thức diễn ra theo các bước như sau: ông thông lễ khai mạc lễ y kỳ, trình lễ khai hòa để cầu mong tổ tiên chứng giám, tiếp theo là lễ thượng đăng khi trưởng tộc nhà trai rót rượu, lễ bái gia tiên, lễ đỡ mâm trầu, và kết thúc bằng lễ kiếu.

Theo phong tục, số lượng mâm lễ mà nhà trai mang tới nhà gái thường sẽ là số chẵn, dao động từ 4 đến 12 mâm (tráp), tùy theo gia đình. Những mâm lễ cơ bản gồm:
-
Tráp trầu cau, với số lượng cau lẻ (thường là 105 trái) và số lá trầu chẵn (thường là 210 lá), đều này tượng trưng cho sự hòa hợp trong tình yêu của đôi trẻ (mỗi trái cau sẽ đi cùng với 2 lá trầu).
-
Tráp rượu, trà và nến để dâng lên bàn thờ gia tiên, thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên và những người đã khuất.
-
Tráp xôi gấc có thể đi kèm với gà luộc hoặc heo quay, thể hiện sự sung túc và mong muốn đôi trẻ có một cuộc sống bền lâu, viên mãn.
-
Tráp hoa quả, với những trái cây tươi ngon, ngọt ngào, là hình ảnh tượng trưng cho biểu tượng của cuộc sống hôn nhân viên mãn, hạnh phúc.
-
Khay trà rượu và phong bì lễ: Tráp này sẽ bao gồm phong bì do nhà trai chuẩn bị dùng để thắp hương trên bàn thờ gia tiên phía bên nhà gái.
Ngoài ra, những gia đình khá giả còn có thể tặng cô dâu một tráp quần áo mới, như một cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của nhà trai đối với nàng dâu.
Lễ cưới và lễ rước dâu
Lễ cưới và lễ rước dâu là khoảnh khắc quan trọng và đông vui nhất trong phong tục đám cưới miền Tây. Đây không chỉ là ngày đôi trẻ chính thức nên duyên vợ chồng mà còn là dịp để hai bên gia đình gắn kết, chúc phúc cho cặp đôi.
Vào ngày cưới, đúng theo giờ hoàng đạo đã chọn, đoàn nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái để làm lễ thành hôn và xin rước dâu về. Dẫn đầu đoàn là trưởng tộc và chú rể sẽ bưng khay trầu cùng đôi đèn, theo sau là những người thân đi thành cặp, thường là 4 hoặc 6 để phụ bưng khay tiệc.
Trước giờ đón dâu, cô dâu ngồi trong phòng chờ cho đến khi hai bên gia đình hoàn tất mọi nghi thức. Sau đó,ba hoặc mẹ cô dâu sẽ đưa con gái ra mắt và trao cho chú rể.

Đôi trẻ làm lễ gia tiên, dâng trà, thuốc và trầu cau lên quan viên hai họ. Ba mẹ, họ hàng nhà gái cũng trao quà mừng, chúc phúc cho cặp đôi.

Sau khi xin dâu, cô dâu lạy xuất giá rồi theo chồng về nhà. Về đến nhà trai, cô dâu tiếp tục lễ gia tiên tại nhà chồng. Sau nghi thức này, mẹ chồng sẽ là người đưa cô dâu vào phòng tân hôn để chỉnh trang và nghỉ ngơi trước bữa tiệc chung vui.
Trong khi đó, họ nhà gái cùng dàn dâu phụ nán lại dùng tiệc trước khi ra về. Từ đây, cô dâu chính thức trở thành dâu con trong gia đình chồng, bắt đầu một hành trình mới trong cuộc sống hôn nhân.
Lễ phản bái
Lễ phản bái là một nghi lễ đặc trưng trong phong tục đám cưới miền tây. Nghi thức này được tổ chức ba ngày sau đám cưới, khi đôi vợ chồng trẻ trở về nhà mẹ cô dâu. Lễ phản bái thể hiện lòng biết ơn của chú rể đối với cha mẹ vợ vì đã đồng ý gả con gái cho mình. Trong lễ này, bố mẹ chú rể cũng có thể tham gia, mang theo cặp vịt trống lớn và cùng nhau thưởng thức rượu, chúc mừng sự kết đôi của đôi trẻ.

Những nét độc đáo và thú vị ở đám cưới miền Tây
Một nét đặc trưng trong phong tục đám cưới miền Tây mà chỉ đám cưới nơi đây mới có, ví dụ như:
-
Cổng cưới: Ở những nơi khác thường thì cổng hoa cưới sẽ được trang trí bằng hoa tươi, còn ở miền Tây người ta lại dùng cây chuối, cây tre, hoa cau, lá dừa để làm cổng và rạp. Dù mộc mạc, đơn sơ nhưng lại toát lên một vẻ đẹp rất riêng của vùng đất nơi đây.
-
Dùng ghe để rước dâu: Mặc dù thời buổi hiện đại có nhiều phương tiện đi lại, nhưng đám cưới miền Tây vẫn giữ được văn hoá sông nước là rước dâu bằng ghe. Những chiếc ghe được trang trí đẹp mắt, khung cảnh sông nước hữu tình tạo nên không gian vô cùng lãng mạn.
-
Không đãi tiệc các món canh cua, canh đắng hoặc món nắm: Người miền Tây kiêng không đãi những món này trong ngày cưới, vì họ quan niệm rằng nó tượng trưng cho sự đắng cay, chua chát trong cuộc sống. Ngoài ra, món cá lóc nướng trui cũng không được phục vụ vì mang ý nghĩa không may mắn.
-
Hàng xóm phụ chuẩn bị làm cỗ cho tiệc cưới: Đây là một nét đẹp trong phong tục đám cưới miền tây, giúp tình nghĩa xóm làng thêm gắn bó và thân thiết. Hàng xóm sẽ cùng nhau phụ giúp trong việc chuẩn bị cỗ tiệc.
Dù là những chi tiết nhỏ, nhưng tất cả đều góp phần làm nên một lễ cưới miền Tây vừa trang trọng vừa đậm đà bản sắc văn hóa vùng đất này.

Những lưu ý khi tổ chức cưới hỏi theo phong tục miền tây
Khi tổ chức lễ cưới hỏi theo phong tục miền Tây, việc chuẩn bị chu đáo là yếu tố quan trọng để buổi lễ diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà các cặp đôi và gia đình cần lưu ý:
-
Tìm hiểu kỹ về các nghi lễ để tránh sai sót: Miền tây rất coi trọng lễ nghi nhất là chuyện cưới hỏi cả đời, vì vậy để tránh sai sót, hai bên gia đình cần tìm hiểu kỹ càng về các nghi lễ, như lễ cúng gia tiên, lễ trao sính lễ, và cách thức tổ chức rước dâu sau cho chuẩn xác nhất.
-
Chuẩn bị mọi thứ từ sớm: Để cho buổi lễ diễn ra chỉnh chu nhất, các công đoạn chuẩn bị như chọn trang phục, lễ vật, trang trí cổng cưới hay lên kế hoạch cho lễ rước dâu cần được chuẩn bị từ sớm, tránh xảy ra sự cố vào phút chót.
-
Xem tuổi và chọn ngày lành tháng tốt: Việc chọn ngày lành tháng tốt rất quan trọng trong phong tục đám cưới miền Tây. Trước khi định ngày cưới, hai bên gia đình cần xem tuổi của cô dâu chú rể và chọn lành tháng tốt để mang lại may mắn cho đôi vợ chồng mới.
-
Tránh tổ chức đám cưới vào tháng cô hồn: Từ xưa đến nay, tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch) không phải là thời điểm lý tưởng để tổ chức đám cưới vì người ta cho rằng dễ gặp xui xẻo.
-
Không nên làm vỡ đồ đạc trong đám cưới: Đồ đạc vỡ trong đám cưới mang ý nghĩa không may mắn, vì vậy gia đình cần chú ý để tránh xảy ra sự cố này trong suốt buổi lễ.
-
Không nên để người có tang hoặc phụ nữ có thai vào phòng cô dâu: Điều này là một trong những kiêng kỵ trong phong tục đám cưới miền tây để tránh những điều không may mắn.
Những câu hỏi thường gặp
Đám cưới miền Tây có nhiều phong tục đặc trưng mà các cặp đôi cần hiểu rõ. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp để ngày cưới của bạn thêm trọn vẹn:
Nên chuẩn bị cưới hỏi trước bao lâu?
Nên chuẩn bị ít nhất từ 2 đến 3 tháng trước ngày cưới. Điều này giúp có đủ thời gian cho việc chuẩn bị lễ vật, chọn ngày lành tháng tốt, cũng như lên kế hoạch cho các nghi thức cưới hỏi.
Số lượng lễ vật cần chuẩn bị là bao nhiêu?
Tùy vào ngân sách và yêu cầu của gia đình cô dâu và chú rể. Tuy nhiên, ít nhất mỗi bên cần chuẩn bị đầy đủ trầu cau, hoa quả, bánh kẹo, rượu và các món quà nhỏ để trao cho nhau, thể hiện sự tôn trọng.
Lễ vật cưới hỏi miền Tây có gì khác so với các vùng miền khác?
Phong tục đám cưới miền tây thường thiên về sự giản dị và gần gũi như trầu cau, rượu, xôi, và các loại bánh đặc sản trứ danh nổi tiếng nơi đây. Đặc biệt, mâm quả trong lễ cưới miền Tây không chỉ được trang trí hết sức tỉ mỉ mà còn kết hợp với các món ăn đặc sản miền sông nước như cá lóc, vịt và những món ngon địa phương, tạo nên sự khác biệt so với các vùng miền khác.
Trang phục cưới hỏi miền Tây như thế nào?
Trang phục cưới hỏi miền Tây thường mang tính truyền thống, đơn giản nhưng đẹp mắt. Cô dâu thường mặc áo dài hoặc trang phục cưới được thêu dệt tỉ mỉ. Chú rể thường mặc áo dài, sơ mi kết hợp với quần tây, thể hiện sự lịch lãm và trang trọng.
Quà cưới nên tặng gì?
Quà cưới miền Tây thường là những món quà mang ý nghĩa sâu sắc như đồ dùng gia đình, vật phẩm trang trí nhà cửa, hoặc những món quà tượng trưng cho hạnh phúc lâu dài. Đặc biệt, quà cưới thể hiện sự kính trọng và chúc phúc cho đôi vợ chồng mới.
Chi phí tổ chức cưới hỏi theo phong tục miền Tây là bao nhiêu?
Có thể dao động từ 30 triệu đến 100 triệu đồng, tùy vào quy mô và yêu cầu của từng gia đình. Chi phí này bao gồm lễ vật, trang trí, trang phục, địa điểm tổ chức và các dịch vụ đi kèm như chụp ảnh, quay phim,…
Có nên thuê wedding planner cho đám cưới không?
Điều này là tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của mỗi gia đình.Tuy nhiên nếu gia đình bận rộn hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức cưới hỏi, thuê wedding planner có thể giúp tiết kiệm thời gian, công sức cũng như đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ và chuyên nghiệp.
TIFF Planner – Đơn vị tổ chức cưới hỏi theo chuẩn phong tục miền tây
TIFF Planner tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu, chuyên nghiệp trong việc tổ chức cưới hỏi theo phong tục miền Tây, giúp các cặp đôi và gia đình có một lễ cưới hoàn hảo và đậm đà bản sắc văn hóa vùng miền. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cưới hỏi, đội ngũ của TIFF Planner luôn tận tâm, chu đáo trong từng khâu chuẩn bị từ lễ vật, trang trí cho đến các nghi thức truyền thống.

Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ cưới hỏi trọn gói, đảm bảo mọi nghi lễ diễn ra suôn sẻ và ý nghĩa, mang đến cho bạn một ngày trọng đại thật sự đáng nhớ. Đặc biệt, TIFF Planner hiểu rõ các đặc trưng của đám cưới miền Tây, từ khâu chọn ngày lành tháng tốt cho đến các nghi thức rước dâu, lễ vật cưới hỏi truyền thống, giúp đôi bạn trẻ và gia đình yên tâm tận hưởng ngày vui mà không lo lắng về bất kỳ thiếu sót nào.
Kết luận
Tổ chức cưới hỏi theo phong tục miền Tây mang lại sự trang trọng, ý nghĩa và kết nối gia đình hai bên. Với TIFF Planner, bạn sẽ được hỗ trợ trọn vẹn từ A đến Z, giúp ngày trọng đại trở nên hoàn hảo. Nếu bạn mong muốn có một lễ cưới đậm đà bản sắc miền Tây, hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn để tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ