Scroll Top

Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Gồm những gì? Hướng Dẫn A-Z từ Chuyên gia

Đăng ký kết hôn là một bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự ràng buộc pháp lý và chính thức hóa mối quan hệ của hai người. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ thủ tục đăng ký kết hôn cần chuẩn bị những giấy tờ gì, quy trình ra sao.
Hãy để chuyên gia Ngọc Bùi – Wedding Planner với 10 năm kinh nghiệm sẽ chia sẻ thông tin từ A-Z về thủ tục đăng ký kết hôn và những điều kiện cần thiết, giúp bạn đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ và đúng pháp luật qua bài viết dưới đây nhé!

Điều kiện đăng ký kết hôn

Đăng ký kết hôn là sự kiện quan trọng, đánh dấu mối quan hệ tình cảm của hai người chính thức được Pháp luật thừa nhận. Dưới đây là những điều kiện cơ bản để đăng ký kết hôn theo luật hiện hành:
  • Độ tuổi kết hôn: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. Đây là độ tuổi được pháp luật công nhận người công dân đó đã đủ trưởng thành về tâm lý và thể chất, có thể chịu trách nhiệm trong hôn nhân.
  • Tự nguyện: Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, hoàn toàn không bị ép buộc, cưỡng bức hay lừa dối. Hai bên đến với nhau dựa trên tình yêu và sự đồng thuận.
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự: Cả hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự, tức là đều có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi và chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
  • Không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật: Pháp luật nghiêm cấm các trường hợp sau kết hôn giả tạo, tảo hôn, loạn luân, người đang có vợ/chồng.

Giấy tờ cần thiết cho thủ tục đăng ký kết hôn

Để hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn, các cặp đôi cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Đối với công dân Việt Nam

  • Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định): Cả nam và nữ đều phải kê khai đầy đủ thông tin trong tờ khai đăng ký kết hôn và ký tên.
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh và thông tin cá nhân còn giá trị sử dụng của cả hai bên: Tất cả các loại đều phải còn hiệu lực theo quy định pháp luật và kèm theo bản sao để đối chiếu.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (do UBND cấp xã/phường nơi thường trú cấp): Giấy này nhằm mục đích chứng minh cả hai bên đều đang trong tình trạng độc thân, có đầy đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật.

Đối với người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam

  • Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định): Cả hai bên nam, nữ kê khai thông tin và ký tên đầy đủ theo quy định.
  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu: Tất cả các loại giấy tờ đều phải còn giá trị sử dụng và bản sao kèm bản chính để đối chiếu.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp: Giấy này chứng minh được người nước ngoài đang trong tình trạng độc thân và đầy đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước họ.
  • Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình: Chứng minh người đó có đủ năng lực nhận thức, làm chủ được hành vi khi kết hôn.
  • Các giấy tờ chứng minh tình trạng cư trú tại Việt Nam (nếu có): Nếu người nước ngoại hiện đang sinh sống tại Việt Nam thì cần có giấy tạm trú, visa hoặc thẻ thường trú để chứng minh tình trạng cư trú hợp pháp.

Thủ tục đăng ký kết hôn gồm những gì?

Đăng ký kết hôn là bước quan trọng của mối quan hệ tình cảm, đây không chỉ là dấu mốc trong cuộc sống của hai người mà còn là sự kiện cần thiết để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cho cuộc hôn nhân. Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam
Bước 1: Nộp hồ sơ:
  • Đối với công dân Việt Nam kết hôn: Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã/phường nơi cư trú của một trong hai bên.
  • Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài: Nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện/quận nơi công dân Việt Nam cư trú.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
  • Công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, công chức sẽ ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và hướng dẫn hai bên ký vào Sổ.
Bước 3: Ký Giấy chứng nhận kết hôn:
Sau ki đã xác nhận các thông tin chính xác, hai bên tiếp tục ký vào giấy chứng nhận kết hôn trước sự chứng kiến của công chức tư pháp – hộ tịch.
Bước 4: Trao Giấy chứng nhận kết hôn:
  • Công chức tư pháp – hộ tịch trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.
  • Lưu ý: Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ và hợp lệ, các thủ tục đăng ký kết hôn có thể hoàn thành ngay trong ngày nộp hồ sơ. Đối với những trường hợp cơ quan nhà nước cần xác minh thêm thông tin thì thời gian giải quyết có thể kéo dài lâu hơn và sẽ có lịch hẹn cụ thể.

Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi bạn thường gặp phải liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn và câu trả lời chi tiết.

Có bắt buộc cả hai người phải đến đăng ký kết hôn không?

Theo Pháp luật Việt Nam quy định bắt buộc hai bên nam nữ phải có mặt trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch để thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn. Điều này nhằm mục đích đảm bảo tính tự nguyện của cả hai khi đăng ký kết hôn.

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có thời hạn bao lâu?

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có thời hạn thường có thời hạn trong 6 tháng kể từ ngày cấp. Khi làm thủ tục đăng ký kết hôn bạn cần nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn hiệu lực và đảm bảo được tính hợp pháp của giấy xác nhận.

Giấy tờ do nước ngoài cấp có cần dịch thuật công chứng không?

Có. Mọi giấy tờ do nước ngoài cấp như giấy tờ tùy thân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân,… đều cần dịch sang tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Một số loại giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự, có chứng nhận của lãnh sự trước khi dịch thuật và công chứng.

Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn là bao lâu?

  • Đối với trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau thì các thủ tục thường có thể hoàn thành ngay trong ngày nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, không cần xác minh gì thêm.
  • Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì thời gian hoàn thành có thể kéo dài khoảng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí đăng ký kết hôn là bao nhiêu?

  • Trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú trong nước: Miễn phí
  • Trường hợp đăng ký đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài: Lệ phí tùy vào quy định của Hội đồng nhân dân của nơi đăng ký.

Kết luận

Thủ tục đăng ký kết hôn là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến tính chất mối quan hệ của cặp đôi, đánh dấu khởi đầu cho cuộc hôn nhân được pháp luật chứng nhận. Để tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn thuận lợi, bạn cần tìm hiểu kỹ về quy định để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ hợp lệ, tránh những rắc rối không đáng có.
Sau khi hoàn tất xong các thủ tục pháp lý, điều tiếp theo sẽ là lên kế hoạch thật hoàn hảo cho hôn lễ của cả hai. Một đám cưới trọn vẹn không chỉ là nghi thức theo truyền thống, một thông báo gửi đến bạn bè người thân mà còn là lời chúc phúc tốt đẹp dành cho cuộc hôn nhân sắp tới. TIFF Planner rất hiểu điều đó, chúng tôi mang đến dịch vụ cưới hỏi trọn gói từ A-Z, đảm bảo bạn có thể yên tâm tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày trọng đại với một không gian cưới hoàn hảo, mang đậm dấu ấn tình yêu của hai bạn!

Leave a comment

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

    Họ và tên*
    Số điện thoại*
    Email*
    Ngày cưới dự kiến*
    Địa điểm muốn nhận tư vấn*
    Lời nhắn*

    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

    Sau khi nhận được yêu cầu của Quý khách, tư vấn viên của TIFF sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất!

    ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU CƯỚI