Scroll Top

Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi hay & ấn tượng nhất 2025

Bạn đang lo lắng không biết nên nói gì trong lễ ăn hỏi? Bạn sợ nói sai hoặc không biết cách diễn đạt sao cho hay? Hãy để chuyên gia Ngọc BùiWedding Planner với 10 năm kinh nghiệm hướng dẫn bạn chi tiết cách viết bài phát biểu lễ ăn hỏi từ A đến Z và những lưu ý quan trọng, giúp bạn tự tin thể hiện trước đám đông và có một buổi lễ thành công, trọn vẹn.

Khi nào cần phát biểu trong lễ ăn hỏi?

Trong lễ ăn hỏi, sau khi hoàn tất các nghi thức trao – nhận tráp lễ và thắp hương gia tiên, cô dâu chú rể dâng trà mời bố mẹ hai bên thì đại diện hai bên gia đình sẽ lần lượt di chuyển về phía sân khấu để phát biểu, giới thiệu các thành viên quan trọng tham dự buổi lễ.
Bài phát biểu sẽ bao gồm các nội dung là giới thiệu thành viên trong gia đình đến tham dự, nêu rõ lý do có mặt trong buổi lễ, lời tri ân đến gia đình đối phương và mọi người, cuối cùng là lời chúc dành cho đôi trẻ.
Người đại diện hai bên gia đình sẽ lần lượt đứng lên phát biểu (Ảnh: TIFF.vn)
Người đại diện hai bên gia đình sẽ lần lượt đứng lên phát biểu (Ảnh: TIFF.vn)

Đại diện phát biểu lễ ăn hỏi là ai?

Người đại diện phát biểu trong lễ ăn hỏi có thể là bố mẹ của cô dâu, chú rể hoặc ông bà, bác/chú ruột có vai vế lớn, có tiếng nói trong dòng họ. Ngoài bối phận cao, người đại diện cũng cần phải có khả năng ăn nói tốt, lưu loát, như vậy mới giúp lễ ăn hỏi được diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn.
Thông thường các gia đình sẽ chọn người có bối phận cao nhất trong dòng họ là ông/bà hoặc bác cả của cô dâu, chú rể làm đại diện. Tuy nhiên nhiều nơi vẫn chọn mời bố/mẹ của cô dâu/chú rể lên phát biểu.

Cấu trúc bài phát biểu lễ ăn hỏi

Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi có cấu trúc khá đơn giản nhưng vẫn đầy đủ 3 phần cơ bản dưới đây:
  • Mở đầu: Mở đầu bài phát biểu, đại diện gia đình sẽ nói lời chào hỏi đến mọi người, tự giới thiệu bản thân và gửi lời cảm ơn chân thành đến các vị quan khách đã dành thời gian tham dự buổi lễ.
  • Nội dung chính: Sau lời cảm ơn, đại diện trình bày lý do tổ chức lễ đính hôn, thể hiện sự đồng thuận của hai bên gia đình cho mối quan hệ của đôi trai gái. Gửi lời cảm ơn đối với gia đình bên kia đã nuôi dưỡng, giáo dục và gửi gắm tình cảm cho cô dâu/chú rể. Trao tặng lời chúc phúc đến cặp đôi sẽ xây dựng nên một tổ ấm hạnh phúc, viên mãn, gặp nhiều may mắn và thuận lợi.
  • Kết thúc: Cuối bài phát biểu, đại diện một lần nữa cảm ơn sự góp mặt của mọi người cũng như chúc tất cả mọi người sức khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng.
Cần đảm bảo bài phát biểu có đầy đủ 3 thành phần và nội dung có ý nghĩa đúng với lễ ăn hỏi (Ảnh: TIFF.vn)
Cần đảm bảo bài phát biểu có đầy đủ 3 thành phần và nội dung có ý nghĩa đúng với lễ ăn hỏi (Ảnh: TIFF.vn)
Cấu trúc bài phát biểu có thể linh hoạt thay đổi tùy hoàn cảnh và mong muốn của người nói, nhưng vẫn cần đảm bảo sự trang trọng và ý nghĩ cho ngày lễ trọng đại.

Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi hay và ấn tượng

Đại diện hai họ sẽ lên phát biểu sau khi hoàn thành các nghi thức. Dưới đây là một vài mẫu bài phát biểu cho đại diện hai họ mà bạn có thể tham khảo.

Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi nhà trai

Bài số 1:

Kính thứ ông bà cùng toàn thể mọi người tham gia lễ đính hôn của hai con Nguyễn A – Trần B ngày hôm nay. Tôi là Nguyễn Văn C, là (ông/bà/bố/mẹ…) của cháu Nguyễn A.
Lời đầu tiên, tôi xin đại diện cho gia đình nhà trai gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể mọi người đã dành thời gian quý gia để đến tham dự buổi lễ đính hôn của hai con chúng tôi. Tôi xin phép giới thiệu thành phần họ nhà trai tham dự hôm nay gồm: Ông Nguyễn Văn D – ông nội cháu A, ông Lê Văn E – ông ngoại cháu A, bà Lê Thị F – mẹ cháu A và các bác, các cô, các chú trong gia đình.
Sau thời gian dài hai con tìm hiểu và đưa nhau về ra mắt gia đình, xin phép bố mẹ tiến tới hôn nhân thì chúng tôi tiến hành lễ ăn hỏi theo nguyện vọng của các con. Đoàn nhà trai chúng tôi có mang sang ít lễ vật, của ít lòng nhiều, bao gồm (Liệt kê các tráp lễ), mong được thưa chuyện cùng gia đình nhà gái.
Xin phép các cụ, các ông, các bà bên họ nhà gái chấp thuận cho cháu A được trở thành con rể, cháu rể trong nhà và cháu B trở thành con dâu, cháu dâu gia đình chúng tôi. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn.

Bài số 2:

Kính chào tất cả mọi người đã đến tham dự buổi lễ ăn hỏi của hai gia đình chúng tôi ngày hôm nay. Tôi xin được gửi đến mọi người lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất.
Tiếp theo đây tôi xin phép giới thiệu về phái đoàn nhà trai ngày hôm nay. Bao gồm có tôi – Nguyễn Văn C – đại diện họ nhà trai và là bố của cháu A. Bên cạnh tôi là bà Trần Thị F – mẹ cháu A… và các thành viên khác trong gia đình.
Thưa quý vị, cháu A và B cũng đã có thời gian làm quen, tìm hiểu nhau hơn 3 năm rồi, nay hai cháu quyết định tiến tới hôn nhân. Vậy nên hôm nay chúng tôi chuẩn bị cơi trầu, trà bánh,… mang sang chính thức ngỏ lời xin phép nhà gái chấp thuận chuyện trăm năm của hai con.
Tôi xin hứa gia đình chúng tôi sẽ yêu thương, đùm bọc B, coi con dâu là con cái trong nhà để chăm sóc, chia sẻ. Và cũng mong ông bà đồng ý để A được trở thành con rể của gia đình. Xin chân thành cảm ơn.
Bài phát biểu cần sự trang trọng, súc tích, dễ hiểu (Ảnh: TIFF.vn)

Bài số 3:

Kính thưa quan viên hai họ, thưa các vị khách quý cùng toàn thể nam nữ thanh niên đã có mặt trong buổi lễ đính hôn hôm nay. Đầu tiên tôi xin gửi lời chào và lời cảm ơn sâu sắc vì mọi người đã không quản đường xá xa xôi, dành thời gian đến tham dự lễ ăn hỏi của hai cháu chúng tôi trong hôm nay.
Tôi là Nguyễn Văn C – bác ruột của chú rể, nay tôi thay mặt gia đình họ nhà trai có đôi lời phát biểu gửi đến mọi người.
Đoàn nhà trai chúng tôi bao gồm:….
Sau thời gian dài hai cháu gặp gỡ, tìm hiểu nhau, thì nay hai cháu đã quyết định bến đậu của tình yêu là hôn nhân. Vậy nên chúng tôi chọn ngày lành tháng tốt, mang sính lễ bao gồm trầu cau, bánh kẹo, rượu trà,… với mong muốn nhà gái tin tưởng gả cháu B cho gia đình chúng tôi.
Nhà trai chúng tôi rất mong rằng hai cháu sẽ gắn bó keo sơn, có cuộc sống hôn nhân vui vẻ, hạnh phúc. Chúng tôi xin cảm ơn!

Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi nhà gái

Bài số 1:

Kính thưa toàn thể quý vị, các bậc phụ huynh, anh chị em cùng bạn bè, người thân đã đến tham dự lễ ăn hỏi của con gái tôi [Tên cô dâu] và [Tên chú rể].
Đại diện gia đình nhà gái, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình nhà trai đã đến tham dự và mang đến những lễ vật ý nghĩa.
Thực sự chúng tôi rất vui mừng khi chứng kiến con gái chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời, tìm được người đồng hành đáng tin cậy để xây dựng nên tổ ấm mới cho riêng mình.
Chúng tôi tin rằng không chỉ hai cháu mà cả gia đình hai bên cũng sẽ cùng nhau cố gắng góp phần cho hạnh phúc của hai cháu được dài lâu, vững bền.
Một lần nữa, tôi xin cảm ơn tất cả mọi người. Xin chúc cho hai cháu sẽ luôn yêu thương, săn sóc và hành phúc lâu dài.
Đại diện nhà gái phát biểu đáp lại lời nhà trai (Ảnh: TIFF.vn)
Đại diện nhà gái phát biểu đáp lại lời nhà trai (Ảnh: TIFF.vn)

Bài số 2:

Kính chào tất cả mọi người, tôi là Nguyễn C – bố ruột của cô dâu. Thay mặt nhà gái, tôi xin gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả mọi người đã có mặt trong ngày lễ trọng đại của con gái tôi.
Hôm nay là một ngày đặc biệt ý nghĩa đối với gia đình tôi, con gái tôi đã tìm thấy được người bạn đồng hành ưng ý, chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời. Chúng tôi cũng đặc biệt cảm ơn gia đình nhà trai đã nuôi dưỡng và giáo dục [Tên chú rể] trưởng thành, và tôi đồng ý để cháu trở thành con rể, trở thành một thành viên của gia đình chúng tôi.
Mong hai con sẽ dùng tình yêu của mình để vun đắp nên cuộc hôn nhân hạnh phúc, cùng gắn bó, đoàn kết để bắt đầu cuộc sống mới.
Lời cuối cùng, cảm ơn tất cả mọi người đã đến tham dự lễ ăn hỏi ngày hôm nay, tôi xin phép mời mọi người ở lại cùng ăn bữa cơm thân mật, chung vui với gia đình chúng tôi.

Bài số 3:

Xin chào tất cả mọi người, hôm nay ngày lành tháng tốt, gia đình chúng tôi tổ chức lễ ăn hỏi cho hai con là Nguyễn A và Trần B. Tôi là Trần C – bố của cô dâu, xin phép đại diện cho họ nhà gái phát biểu đôi lời.
Hai con của chúng tôi là Nguyễn A và Trần B đã tìm thấy nhau, cùng vun đắp tình cảm qua thời gian dài. Giờ đây hai cháu quyết đình cùng nắm tay nhau xây dựng nên tổ ấm riêng, tôi rất mừng cho hai cháu. Nay chúng tôi chấp thuận xác nhận, từ giờ phút này, cháu A sẽ trở thành con rể của gia đình tôi, và cháu B xin gửi gắm gia đình nhà trai.
Tuổi của hai cháu còn trẻ, còn nhiều điều thiếu sót, mong cha mẹ hai bên gia đình dành nhiều tình yêu thương, chỉ bảo thêm cho hai cháu. Chúc cho gia đình nhỏ của hai cháu sẽ ấm cúng, hạnh phúc và bền vững. Tôi xin cảm ơn!
Trên đây là vài mẫu bài phát biểu của đại diện hai bên gia đình, bạn đọc có thể tham khảo sử dụng trong lễ ăn hỏi để buổi lễ diễn ra suôn sẻ, ấn tượng hơn.

Những lưu ý khi phát biểu trong lễ ăn hỏi

Khi đại diện gia đình lên phát biểu cần chú ý vài điều sau đây:
  • Người đại diện cần mặc trang phục lịch sự, chỉn chu, đầu tóc gọn gàng. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người tham dự.
  • 3 – 5 phút là thời gian hoàn hảo cho một bài phát biểu, dài nhất là 10 phút. Không nên nói dông dài, lạc đề làm tốn thời gian.
  • Chuẩn bị sẵn nội dung và luyện tập trước để lúc phát biểu được mạch lạc, thuận lợi và trôi chảy thì người đại diện đứng lên phát biểu cần .
  • Tuyệt đối không thể quên lời cảm ơn gửi đến mọi người và lời chúc phúc dành cho cô dâu/chú rể.
Nhớ những lưu ý trên sẽ giúp bài phát biểu vừa trang trọng, vừa phù hợp với không khí vui mừng, ấm cúng của buổi lễ ăn hỏi.
Mọi người tham gia lễ đính hôn cần ăn mặc lịch sự, màu sắc tươi sáng (Ảnh: TIFF.vn)
Mọi người tham gia lễ đính hôn cần ăn mặc lịch sự, màu sắc tươi sáng (Ảnh: TIFF.vn)

Những câu hỏi thường gặp (FAQs)

Dưới đây là một số giải đáp chi tiết các các câu hỏi thường gặp khi soạn thảo bài phát biểu cho đại diện hai bên gia đình trong lễ ăn hỏi:

Bài phát biểu lễ ăn hỏi thường kéo dài bao lâu?

Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi thường kéo dài từ 3 – 5 phút. Đây là thời gian vừa đủ để nói hết các ý cần thiết, không nên phát biểu quá ngắn làm giảm sự trang trọng của buổi lễ. Nhưng cũng đừng quá dài làm người nghe mệt mỏi.

Có cần MC dẫn dắt trong lễ ăn hỏi không?

Nếu có MC dẫn dắt thì buổi lễ chắc chắn sẽ diễn ra thuận lợi, trọn vẹn và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên nhiều gia đình tổ chức mà không cần MC bởi quy mô nhỏ, chỉ có người thân gần gũi của hai bên hoặc các nghi thức được thực hiện theo truyền thống đã được chuẩn bị chu đáo.

Bài phát biểu lễ ăn hỏi có cần khác biệt so với lễ cưới không?

Vì tính chất của lễ ăn hỏi và lễ cưới khác nhau, nên bài phát biểu trong lễ ăn hỏi và lễ cưới cùng có nhiều điểm khác biệt. Ví dụ như lễ ăn hỏi thì nội dung bài phát biểu chủ yếu là chấp thuận cho cặp đôi uyên ương đến với nhau, thì lễ cưới sẽ có nhiều lời chúc phúc hơn dành cho cặp vợ chồng mới cưới.

Có nên đọc bài phát biểu trong lễ ăn hỏi hay nói ngẫu hứng?

Nếu phát biểu ngẫu hứng thường sẽ bị tình trạng quá ngắn không đủ trang trọng, hoặc quá dài vì trùng lặp ý, lạc nội dung. Vậy nên cần chuẩn bị sẵn nội dung cần phát biểu trong lễ ăn hỏi để đảm bảo sự nghiêm túc, tôn trọng gia đình hai bên cũng như quan khách tham dự.

TIFF Planner – Đơn vị tổ chức lễ ăn hỏi trọn gói, uy tín nhất hiện nay

Để có một ngày lễ ăn hỏi trọn vẹn, trang trọng đậm nét truyền thống, Tiff Planner sẽ là giải pháp cho bạn. Chúng tôi đã tổ chức gần 2000 hôn lễ cho các cặp đôi đến từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam. Những lễ ăn hỏi do Tiff Planner tổ chức được khách hàng đánh giá là ấn tượng, thẩm mỹ, sang trọng, ấm cúng,….
Kiến thức – Kinh nghiệm – Thấu hiểu là đặc trưng của đội ngũ nhân sự tại Tiff Planner, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn lễ đính hôn trọn vẹn, tối ưu thời gian và chi phí. Đặc biệt, bạn sẽ nhận được sự tư vấn miễn phí đến từ các chuyên gia tổ chức sự kiện khi liên hệ đến Tiff Planner qua hotline 0836 999 088 – 0836 888 099.
Tiff Planner đã tổ chức thành công rất nhiều lễ ăn hỏi cho các cặp đôi (Ảnh: TIFF.vn)
Tiff Planner đã tổ chức thành công rất nhiều lễ ăn hỏi cho các cặp đôi (Ảnh: TIFF.vn)

Kết luận

Lời phát biểu từ đại diện hai bên gia đình đóng vai trò rất quan trọng cho thành công của lễ đính hôn. Một bài phát biểu ấn tượng không chỉ thể hiện được sự trang trọng mà còn khiến cho gia đình đối phương cũng như các vị quan khách tham dự có thêm phần nể trọng gia đình.
Bạn còn muốn tìm hiểu thêm gì về “Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi cho hai gia đình hay và ấn tượng nhất” hoặc muốn một bài phát biểu thật tinh tế, đầy cảm xúc, phù hợp với hoàn cảnh của gia đình mình thì hãy nhắn tin hoặc gọi điện đến Tiff Planner để được nhận sự tư vấn miễn phí từ chuyên gia thiết kế lễ ăn hỏi nhé!

Related Posts

Leave a comment

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

    Họ và tên*
    Số điện thoại*
    Email*
    Ngày cưới dự kiến*
    Địa điểm muốn nhận tư vấn*
    Lời nhắn*

    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

    Sau khi nhận được yêu cầu của Quý khách, tư vấn viên của TIFF sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất!

    ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU CƯỚI