Lễ đính hôn miền Trung đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình tình yêu của lứa đôi, do vậy, bạn phải chuẩn bị thật kỹ càng để tránh mắc phải những sai lầm và những điều kiêng kỵ trong buổi lễ. Chuyên gia Ngọc Bùi – Wedding Planner với 10 năm kinh nghiệm sẽ cung cấp cho bạn cẩm nang chi tiết nhất về lễ đính hôn miền Trung từ A đến Z, giúp bạn tự tin chuẩn bị cho ngày trọng đại của mình qua bài viết dưới đây nhé!
Ý nghĩa của lễ đính hôn miền Trung
Lễ đính hôn miền Trung là dịp hai bên gia đình chính thức gặp mặt, cô dâu chú rể ra mắt họ hàng. Đây cũng là buổi lễ thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ.
Trong lễ đính hôn, nhà trai sẽ mang sính lễ đến gửi tặng nhà gái, cùng gặp gỡ, trò chuyện, thống nhất các vấn đề chuẩn bị cho lễ cưới chính thức của cô dâu, chú rể.
Sự khác biệt của lễ đính hôn miền Trung so với các vùng miền khác.
Một số nét đặc trưng của lễ đính hôn miền Trung rất khác biệt so với các vùng miền khác được thể hiện qua các nghi thức ngày lễ đính hôn.
-
Về lễ vật: Ngoài các tráp cơ bản như trầu cau, bánh phu thê, hoa quả thì người miền Trung còn có thêm các tráp sính lễ là thức quà đặc sản của miền Trung như bánh ít, mứt, kẹo lạc,…
-
Nghi thức thắp hương gia tiên: Người miền Trung rất chú trọng việc thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với tổ tiên nên việc chuẩn bị lễ, dâng hương phải cực kỳ cẩn thận.
-
Số lượng sính lễ: Hai gia đình cần thương lượng chi tiết về lễ vật, số lượng và giá trị. Ngoài các tráp trầu cau cơ bản, một số gia đình sẽ có thêm tráp để quần áo, tiền, vàng gửi đến nhà gái.
Những đặc điểm này có thể linh hoạt thay đổi tùy theo quan điểm từng gia đình, nhưng nhìn chung vẫn mang ý nghĩa tôn trọng lẫn nhau và chúc phúc tốt lành cho đôi uyên ương.
Lễ đính hôn miền Trung cần chuẩn bị gì?
Để các nghi lễ diễn ra thành công, tốt đẹp, đúng với phong tục truyền thống cưới hỏi miền Trung thì bạn cần chuẩn bị cẩn thận những điều sau:
Chọn thời điểm tổ chức lễ đính hôn
Lễ đính hôn được tổ chức thường cách ngày cưới khá gần, và luôn chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức. Việc chọn được ngày lành phù hợp với tuổi của đôi trai gái sẽ giúp cho buổi lễ diễn ra tốt đẹp, báo hiệu cho cuộc sống hôn nhân trong tương lai được viên mãn.
Để chọn được ngày đẹp, bạn có thể xem tuổi của hai vợ chồng và tra cứu lịch vạn sự, tránh tổ chức vào năm xung khắc tuổi của một trong hai người như Tam Tai, Sát Chủ và năm Hạn. Ngoài ra, chú ý tránh các ngày xấu như Tam Nương, Sát Chủ, Tháng Kiếp, Ngoại Tứ Môn hay Hắc Đạo.
Trong ngày tổ chức lễ cũng cần chọn giờ hợp tuổi cô dâu chú rể hoặc giờ hoàng đạo. Thường các cặp đôi sẽ chọn đến chuyên gia phong thủy để nhờ chọn ngày tổ chức lễ đính hôn và lễ cưới cho phù hợp.
Thành phần tham dự trong lễ đính hôn miền Trung
Lễ đính hôn miền Trung cần dự có mặt của hai bên gia đình cùng người thân, bạn bè gần gũi. Cụ thể:
-
Cô dâu chú rể: Đây là hai nhân vật chính bắt buộc phải có mặt trong lễ đính hôn để thực hiện các nghi thức.
-
Cha mẹ hoặc người đại diện cho gia đình hai bên: Các nghi lễ diễn ra cần sự chứng kiến và chứng thực, chấp thuận từ cha mẹ cô dâu, chú rể hoặc người đại diện của gia đình.
-
Các chị em trong nhà: Thành viên trong gia đình nhất là anh chị em cần tham gia để hỗ trợ chuẩn bị cũng như thể hiện sự chúc phúc đến hai nhân vật chính.
-
Người đại diện tôn giáo (nếu có): Các gia đình theo tín ngưỡng tôn giáo riêng có thể mời thầy cúng, cha xứ,… đến để thực hiện nghi thức riêng cho lễ đính hôn đó.
-
Bạn bè, người thân họ hàng: Một số cô dâu, chú rể có thể nhờ anh em, bạn bè làm người bê tráp, đó chính là dàn phù dâu, phù rể trong buổi lễ đính hôn.
Nhìn chung, tùy vào quy mô cũng như mong muốn của hai gia đình mà số lượng khách mời tham dự cũng được điều chỉnh linh hoạt, miễn sao cho buổi lễ diễn ra trang trọng, đầy đủ các nghi thức và phù hợp với phong tục tập quán của địa phương.
Trang phục trong lễ đính hôn
Cô dâu thường chọn trang phục áo dài truyền thống màu đỏ, trắng với các họa tiết thêu hoa nổi như long phụng, hoa sen, chữ hỉ,… còn chú rể mặc vest lịch lãm. Ngoài bông tai và vòng tay, nhiều cô dâu sẽ đeo thêm nhẫn hoặc vòng vàng do người thân, bạn bè trao tặng trong lễ đính hôn.
Lễ vật đính hôn miền Trung
Các loại lễ vật
Lễ vật đính hôn miền Trung rất phong phú, đa dạng và đậm nét phong tục truyền thống. Có thể chia thành hai nhóm là lễ vật thiết yếu và lễ vật có thể thêm (tùy điều kiện).
Nhóm lễ vật thiết yếu bao gồm:
Trầu cau
Tráp trầu cau mang ý nghĩa lời chúc cho tình yêu của cô dâu, chú rể mãi vững bền, dài lâu. Các tráp trầu cau sẽ để nguyên 1 buồng cau to, được trang trí thêm bằng hoa lá và quả có màu sắc đẹp hoặc thắt nơ để tăng tính thẩm mỹ cho mâm lễ.
Bánh phu thê
Với cấu tạo lớp vỏ bên ngoài bao bọc nhân đậu xanh hoặc đậu đỏ ngọt ngào bên trong, món bánh này là biểu tượng cho sự kết đôi vợ chồng, gắn bó đùm bọc lẫn nhau. Mong cho đôi uyên ương sẽ tiếp tục yêu thương nhau bằng tình yêu ngọt ngào như ban đầu.
Nến tơ hồng
Cặp nến tơ hồng được thắp sáng trong lễ đính hôn biểu thị cho sự khởi đầu của một mối quan hệ lâu dài, tình yêu sẽ soi sáng và sưởi ấm con đường hôn nhân của đôi uyên ương. Nhiều nơi còn khắc thêm hình rồng phụng hình chữ Hỷ, câu đối lên cặp nến thay cho lời chúc phúc chân thành gửi đến hai nhân vật chính trong ngày lễ đính hôn.
Trà rượu
Trà và rượu là lễ vật cần phải dùng trong nghi thức cúng bái gia tiên. Nhà trai mang trà, rượu đến nhà gái dâng lên bàn thờ gia tiên thể hiện sự kính trọng đối với tổ tiên nhà gái, mong được cho phép xác lập mối quan hệ của hai con.
Heo quay
Heo quay là món ngon tể hiện lòng thành kính của nhà trai, lời chúc phúc con cháu đầy đủ, gia đình mới phát triển thịnh vượng, sung túc, no ấm đến đôi vợ chồng.
Ngoài ra, một số gia đình có điều kiện có thể bổ sung thêm lễ vật như:
-
Vàng, bạc, trang sức: Những gia đình có điều kiện kinh tế sẽ chuẩn bị thêm trang sức cho con dâu như nhẫn, vòng cổ, lắc tay thể hiện sự yêu thương. Ngoài ra nhiều nơi có phong tục để phong bao lì xì là số tiền thách cưới mà nhà gái yêu cầu.
-
Quần áo: Một số địa phương có phong tục mẹ chồng chuẩn bị 2 – 3 bộ quần áo cho con dâu, để vào tráp lễ và đưa sang nhà gái.
-
Đặc sản địa phương: Nhà trai có thể thêm các đặc sản ở nơi mình sinh sống mang đến nhà gái như một món quà đặc biệt thể hiện sự chân thành.
Số lượng tráp
Số lượng tráp ở lễ đính hôn miền Trung cũng có sự khác biệt so với miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc thường chuẩn bị tráp theo số lẻ (5, 7, 9), miền Nam theo số chẵn (6, 8, 10) thì miền Trung thường là số 4, 6, 8 tráp để thể hiện sự đủ đầy, sung túc.
Bạn có thể tham khảo cách chuẩn bị lễ vật theo số lượng tráp như sau:
-
4 tráp: Với số lượng 4 tráp, nhà trai cần chuẩn bị 1 tráp trầu cau, 1 tráp trà và rượu, 1 tráp nến tơ hồng để cùng bánh phu thê, 1 tráp heo quay.
-
6 tráp: Bao gồm 1 tráp trầu cau, 1 tráp trà rượu, 1 tráp bánh phu thê, 1 tráp trái cây, 1 tráp nến tơ hồng, 1 tráp heo quay, 1 tráp xôi, 1 tráp đặc sản địa phương như bánh kẹo, mứt,…
-
8 tráp: Chuẩn bị 1 tráp trầu cau, 1 tráp trà, 1 tráp rượu, 1 tráp bánh phu thê, 1 tráp trái cây, 1 tráp bánh kẹo đặc sản, 1 tráp nến tơ hồng, 1 tráp heo quay.
Lễ vật và số lượng từng loại tráp có thể thay đổi linh hoạt theo mong muốn của từng gia đình.
Cách trình bày
Để có mâm quả lễ đính hôn đẹp mắt, gọn gàng, thể hiện sự tinh tế, bạn cần sắp xếp chúng theo hình trong hoặc vuông (phù hợp với phần đế, khay đựng) và lựa chọn kích thước hợp lý để xếp thành từng vòng từ lớn đến nhỏ, các lớp xếp chồng lên nhau như kim tự tháp.
Bên ngoài, bạn có thể trang trí thêm hoa tươi như hoa hồng, lan, cúc để thêm phần sinh động và rực rỡ hơn.
Trang trí nhà cửa
Nhà gái là nơi tổ chức lễ đính hôn nên cần đặc biệt chú trọng trang trí. Ngày nay nhiều nơi sẽ thuê bên sự kiện đến trang trí lễ đính hôn trọn gói bao gồm hoa tươi, bàn tiệc phủ khăn trải bàn màu sắc trang nhã. Dựng cổng hoa và lắp hệ thống đèn đảm bảo ánh sáng đủ, tạo không gian sáng sủa và ấm áp.
Trình tự và thủ tục lễ đính hôn miền Trung:
Trình tự và thủ tục lễ đính hôn miền Trung được thực hiện theo nghi thức truyền thống. Bạn có thể tham khảo chi tiết các bước ở đây:
Chuẩn bị trước lễ đính hôn
Hai bên gia đình cần xem xét và chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ đính hôn cho đôi trẻ.
Phía nhà trai cần chuẩn bị sính lễ theo yêu cầu nhà gái như trầu cau, bánh phu thê, hoa quả, trà rượu,….
Nhà gái cần sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa và trang trí hoa tươi, nến tơ hồng để tạo không khí ấm áp, trang trọng. Đặc biệt cần chuẩn bị bàn thờ gia tiên tươm tất để thực hiện nghi lễ thắp hương.
Đón tiếp nhà trai
Đúng giờ hoàng đạo, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái. Gia đình cô dây sẽ ra cửa đón tiếp, chào hỏi. Người đại diện hai bên gia đình đứng ra giới thiệu thành viên hai gia đình và tiến hành trao – nhận lễ vật.
Cúng bái tổ tiên
Các sính lễ được bày biện lên bàn thờ, cô dâu chú rể thắp hương trước sự chứng kiến của hai bên gia đình, báo cáo và cầu mong sự phù hộ từ tổ tiên.
Lễ ăn hỏi chính thức
Sau khi dâng hương xong, người đại diện hai bên tiếp tục tiến hành nghi thức chính, gồm thông báo xác nhận chấp thuận mối quan hệ của đôi trai gái, trao nhẫn đính hôn và lời hứa, gửi gắm đến từ hai bên gia đình.
Trao đổi, trò chuyện
Các nghi thức chính đã hoàn tất, người lớn hai nhà tiếp tục trao đổi về các vấn đề cho lễ cưới tiếp theo.
Lúc này nhà gái sẽ chia một nửa sính lễ để lại quả cho nhà trai và mời nhà trai ở lại ăn bữa cơm thân mật trước khi ra về.
Những lưu ý quan trọng khi tổ chức lễ đính hôn miền Trung:
Một số điều bạn cần lưu ý khi tổ chức lễ đính hôn miền Trung để tránh mắc sai lầm là:
-
Chọn ngày tốt để tổ chức lễ đính hôn, vì ngày này có thể ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân dài lâu của bạn.
-
Sính lễ phải chuẩn bị đầy đủ để thế hiện sự chân thành của nhà trai, và cũng tránh khiến nhà gái khó chịu vì không được tôn trọng.
-
Lên kế hoạch từng bước rõ ràng và cụ thể, tránh làm lỡ giờ lành khi thực hiện nghi thức.
-
Tránh nói lời xui xẻo không may mắn, tránh việc tranh cãi, xung đột trong ngày này.
-
Không để mâm quả bị rơi vỡ, vì đây là điềm không tốt cho sự kết nối của đôi trai gái.
Vì lễ đính hôn là dịp trọng đại, bạn cần chú ý mọi thứ từ nhỏ nhất để tránh sai lầm, đảm bảo buổi lễ diễn ra thành công tốt đẹp.
Những câu hỏi thường gặp về lễ đính hôn miền Trung
Khi tổ chức lễ đính hôn miền Trung, bạn có thể gặp một số thắc mắc như dưới đây:
Lễ đính hôn khác gì so với lễ cưới?
Lễ đính hôn là thông báo xác nhận mối quan hệ của đôi uyên ương, là tiền đề chuẩn bị cho lễ cưới.
Lễ đính hôn miền Trung thường được tổ chức vào thời gian nào?
Lễ đính hôn miền Trung thường được tổ chức vào mùa xuân ( tháng 1, 2, 3) và mùa thu (tháng 9, 10) vì thời tiết đẹp. Ngoài ra cũng cần xem xét ngày đẹp, hợp tuổi cô dâu, chú rể và tránh tháng cô hồn.
Lễ đính hôn miền Trung thường diễn ra trong bao lâu?
Lễ đính hôn miền Trung thường diễn ra từ 1 – 2 tiếng. Nếu cuộc trò chuyện, trao đổi diễn ra lâu hơn thì lễ đính hôn có thể kéo dài, tuy vậy lâu nhất vẫn chỉ nên gói gọn trong một buổi.
Có cần xem ngày giờ khi tổ chức lễ đính hôn miền Trung không?
Cần chọn giờ hoàng đạo để tiến hành các nghi lễ trong buổi lễ đính hôn ở miền Trung. Việc chọn giờ đẹp sẽ là điềm tốt báo hiệu buổi lễ diễn ra suôn sẻ.
Có thể tổ chức lễ đính hôn và lễ cưới cùng ngày không?
Ngày nay để thuận lợi cho công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí, nhiều gia đình lựa chọn kết hợp tổ chức lễ đính hôn và lễ cưới cùng ngày. Tuy thời gian bị rút ngắn nhưng các nghi thức vẫn diễn ra đầy đủ, trang trọng.
Lễ đính hôn miền Trung thường tổ chức ở đâu?
Lễ đính hôn miền Trung thường được tổ chức tại nhà gái. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt hai bên ở xa thì có thể chuyển địa điểm tổ chức lễ đính hôn ở nhà hàng, khách sạn tùy vào yêu cầu của gia đình.
Ai là người bê tráp trong lễ đính hôn miền trung?
Người bê tráp trong lễ đính hôn miền Trung thường là các thành viên trong gia đình như anh em trai, bạn bè thân thiết.
Chi phí trung bình cho lễ đính hôn miền Trung là bao nhiêu?
Chi phí trung bình cho lễ đính hôn miền Trung dao động từ 20 triệu đến hơn 50 triệu đồng, tùy vào yêu cầu tổ chức của gia đình.
Có nên thuê đơn vị tổ chức lễ đính hôn không?
Lễ đính hôn có thể tự tổ chức, tuy nhiên để đảm bảo lễ diễn ra trọn vẹn, trang trọng và đầy đủ nhất thì nhiều gia đình đã chọn thuê đơn vị tổ chức lễ đính hôn trọn gói.
Tiff Planner – Đơn vị tổ chức lễ đính hôn miền trung chuyên nghiệp và uy tín
Với kinh nghiệm đã tổ chức hàng nghìn sự kiện bao gồm lễ đính hôn, lễ cưới, Tiff Planner am hiểu sâu rộng về phong tục tập quán từng vùng miền. Chúng tôi đảm bảo sẽ thiết kế và tổ chức lễ đính hôn đúng chuẩn phong tục miền Trung, làm hài lòng hai bên gia đình. Đôi uyên ương sẽ có những khoảnh khắc đáng nhớ, hạnh phúc trong ngày lễ đính hôn quan trọng.
Đừng chần chờ mà hãy liên hệ ngay đến Tiff Planner để nhận sự tư vấn miễn phí từ các chuyên gia tổ chức sự kiện nhé!
Kết luận
Theo phong tục truyền thống ở miền Trung, lễ đính hôn là ngày trọng đại của đôi trai gái trước khi bước vào lễ cưới chính thức. Bởi đây là dịp để hai gia đình có cơ hội chào hỏi, trò chuyện, thể hiện sự gắn kết, tôn trọng lẫn nhau. Những món sính lễ cũng như sự có mặt của quan khách là lời chúc tốt đẹp nhất gửi đến cô dâu chú rể.
Nếu bạn đọc còn điều gì chưa rõ về “Lễ đính hôn miền Trung” thì hãy liên hệ đến Tiff Planner để nhận tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí từ chuyên gia nhé!