Scroll Top

Lễ đính hôn nhà gái cần chuẩn bị những gì? Checklist A-Z từ chuyên gia

Bạn đang cảm thấy bối rối không biết lễ đính hôn nhà gái cần chuẩn bị những gì? Bạn lo lắng sẽ bị bỏ sót những việc quan trọng, ảnh hưởng đến buổi lễ?
Đừng lo, chuyên gia Ngọc Bùi – Wedding Planner với 10 năm kinh nghiệm sẽ cung cấp cho bạn một checklist đầy đủ và những lời khuyên hữu ích giúp nhà gái chuẩn bị cho lễ đính hôn một cách chu đáo và trọn vẹn nhất.

Tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho lễ đính hôn

Lễ đính hôn là một nghi lễ quan trọng trong truyền thống cưới hỏi của Việt Nam. Đây là bước ngoặt quan trọng, chính thức hóa mối quan hệ của cặp đôi, khẳng định cam kết cho một tương lai chung. Lễ đính hôn còn thể hiện sự tôn trọng của hai bên gia đình với nhau, là để quan viên hai họ bàn bạc, thống nhất kỹ các vấn đề liên quan tới đám cưới.
Vì vậy, việc nhà giá cần chuẩn bị chỉn chu, kỹ lưỡng sẽ giúp buổi lễ diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp, tránh những vấn đề phát sinh bất đắc dĩ không đáng có.

Nhà gái cần chuẩn bị những gì trong lễ đính hôn

Để buổi lễ diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn, nhà gái cần lưu ý những điều quan trọng cần được chuẩn bị trong lễ đính hôn sẽ bao gồm một số đầu mục sau:

Chọn ngày lành tháng tốt

Chọn ngày cưới là một nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa sâu sắc trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Việc xác định ngày lành, tránh ngày xung khắc không chỉ thể hiện sự cẩn trọng mà còn gửi gắm mong ước về một cuộc hôn nhân viên mãn, tràn đầy may mắn và hạnh phúc.
Gia đình thường tìm đến những bậc cao niên am hiểu phong tục hoặc nhờ thầy phong thủy xem ngày, hoặc tra cứu lịch vạn niên để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho đôi uyên ương.
Theo quan niệm truyền thống, có những ngày cần kiêng kỵ như ngày Tam nương (mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch), ngày có sao xấu hoặc năm cô dâu phạm tuổi Kim Lâu. Để tính tuổi Kim Lâu, người ta lấy tuổi mụ của cô dâu chia cho 9, nếu dư 1, 3, 6, 8 thì đó là dấu hiệu cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Lựa chọn người đại diện

Trong lễ đính hôn, trưởng đoàn nhà gái thường là người lớn tuổi, có uy tín trong gia đình, như ông, bác hoặc chú, được giao trọng trách đại diện phát biểutiếp nhận lễ vật từ nhà trai. Tuy vậy, việc chọn người đảm nhận vai trò này không cần quá gò bó. Nếu gia đình không có ai thực sự phù hợp, nhiệm vụ này hoàn toàn có thể giao cho một thành viên khác, miễn là người đó tự tin, khéo léo trong cách trình bày và giao tiếp.

Danh sách khách mời

Lễ đính hôn tại nhà gái là dịp sum họp quan trọng, quy tụ những người thân yêu nhất từ cả hai bên gia đình. Thông thường, tham dự buổi lễ sẽ có đại diện hai họ, cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột, cô dì chú bác, và một số bạn bè thân thiết của cô dâu chú rể.
Quy mô khách mời thường dao động từ 20 đến 25 người, tuy nhiên con số này có thể linh hoạt thay đổi để phù hợp với không gian tổ chức, mong muốn cá nhân và điều kiện của từng gia đình.

Lựa chọn trang phục

Trong đính hôn hỏi, cô dâu có thể thỏa sức thể hiện phong cách cá nhân, đồng thời giữ trọn nét đẹp văn hóa gia đình. Áo dài truyền thống làm từ lụa, gấm hay voan, kết hợp với khăn vấn hoặc mấn, luôn là lựa chọn phổ biến, tôn lên vẻ đẹp duyên dáng và trang trọng. Tuy nhiên, với những cô dâu yêu thích sự mới mẻ, áo dài cách tân hoặc đầm dài lịch sự sẽ mang đến làn gió hiện đại.

Trang trí nhà cửa

Trong lễ đính hôn tại nhà gái, việc trang trí không gian đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo nên bầu không khí trang trọng, gần gũi, tạo ấn tượng đầu tiên cho khách mời đến với buổi lễ.
  • Đối với không gian trong nhà:
    • Bàn thờ gia tiên: là tâm điểm cần được chăm chút kỹ lưỡng, với hoa tươi, nến, mâm ngũ quả và phông chữ Hỷ hoặc câu đối mang ý nghĩa tốt lành.
    • Phòng khách: nơi diễn ra các nghi lễ chính, nên được dọn dẹp ngăn nắp, trang trí bằng khăn trải bàn thanh lịch, hoa tươi rực rỡ, ánh nến lung linh và một phông nền tinh tế, đồng nhất với concept trang trí của buổi lễ.
  • Đối với không gian ngoài trời: Cổng và sân vườn, có thể làm nổi bật bằng cổng trang trí từ hoa tươi hoặc hoa lụa, dây đèn LED, đèn lồng và các tiểu cảnh nhỏ, tạo điểm nhấn chào đón nhà trai.

Đội bê tráp

Đội hình bê tráp trong lễ đính hôn nhà gái thường là các bạn nữ còn độc thân, ngoại hình ưa nhìn. Số lượng thành viên cần tương ứng với đội bê tráp nhà trai, tùy theo số lượng tráp đã thỏa thuận từ hai bên gia đình, thường từ 5 đến 9 người. Trang phục áo dài đồng bộ màu sắc nhã nhặn như hồng, vàng, xanh pastel hoặc trắng, kết hợp phụ kiện như mấn đội đầu, hoa cài áo giúp tạo sự đồng nhất và trẻ trung.

Những điều cần đặc biệt lưu ý khi chuẩn bị lễ đính hôn

Lễ đính hôn là sự kiện quan trọng, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo. Để để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ, nhà gái cần lưu ý những điều sau đây:
  • Lên kế hoạch chi tiết và phân công nhiệm vụ: Gia đình nên lập danh sách tỉ mỉ các công việc cần làm như trang trí nhà cửa, chuẩn bị tráp lễ, bố trí đội bê tráp, đón tiếp khách mời và phân công rõ nhiệm vụ cho các thành viên. Điều này giúp cho buổi lễ được vận hành trơn tru, suôn sẻ hơn.
  • Kiêng chọn ngày xấu: Khi chọn ngày, nhà gái cần tránh những ngày xung khắc hoặc không hợp tuổi theo phong thủy. Việc chọn ngày tốt mang lại may mắn, sự thuận lợi, mong cầu một tương lai viên mãn, hạnh phúc cho cô dâu chú rể.
  • Không nên để cô dâu ra ngoài: Theo quan niệm truyền thống, cô dâu không nên lộ mặt cho đến khi chú rể vào phóng đón, trao hoa và nhẫn cưới, bởi theo ông bà ta, việc cô dâu lộ mặt như vậy sẽ bị mất duyên.
  • Kiêng làm đổ vỡ đồ đạc: Đổ vỡ trong lễ ăn hỏi được xem là điềm xấu, tượng trưng cho sự chia ly hoặc không may mắn. Vì vậy, gia đình nên cẩn thận hơn trong quá trình vận chuyển đồ đạc.
  • Kiêng tổ chức lễ đính hôn khi nhà có tang: Nếu gia đình có tang, lễ ăn hỏi cần được hoãn lại để bày tỏ sự tôn kính với người đã khuất. Mặt khác, theo quan niệm truyền thông, tổ chức lễ cưới hỏi trong thời gian này là không phù hợp, dễ mang lại những điều không may mắn cho hôn nhân.

Những câu hỏi thường gặp về lễ đính hôn

Dưới đây là giải đáp từ chuyên gia Tiff đối với những câu hỏi thường gặp về lễ đính hôn nhà gái cần chuẩn bị những gì? để bạn không bỏ sót bất kỳ điều gì trong ngày trọng đại này!:

Thời gian chuẩn bị cho lễ đính hôn là bao lâu?

Thời gian chuẩn bị lễ đính hôn thường dao động từ 1 đến 2 tháng trước ngày tổ chức, tùy thuộc vào quy mô, các yếu tố như trang trí, chuẩn bị tráp lễ, chọn ngày giờ thích hợp, và các công việc khác. Việc chuẩn bị sớm giúp gia đình hai bên có thời gian trau chuốt mọi thứ, tránh xảy ra sự cố vào buổi lễ.

Nhà gái có cần chuẩn bị lễ vật cho lễ đính hôn không?

Trong lễ đính hôn, nhà gái không cần chuẩn bị lễ vật như nhà trai, nhưng có thể chuẩn bị một số món quà nhỏ hoặc tráp đón nhà trai, thể hiện sự tiếp đón nồng hậu và tôn trọng đối với gia đình nhà trai.

Có nên thuê trang phục cho lễ đính hôn không?

Thuê trang phục cho lễ đính hôn là một lựa chọn phù hợp khi cô dâu và đội bê tráp muốn có những bộ áo dài đẹp mà không cần tốn quá nhiều chi phí cho việc mua sắm. Tuy nhiên, nếu có điều kiện và yêu thích, cô dâu có thể chọn may đo riêng để tạo dấu ấn cá nhân.

Ai là người đại diện nhà gái trong lễ đính hôn?

Thông thường, người đại diện nhà gái trong lễ đính hôn là bố mẹ cô dâu hoặc người thân cận có uy tín trong gia đình.

Nhà gái có cần phát biểu trong lễ đính hôn không?

Có. Nhà gái thường sẽ có một người đại diện phát biểu, gửi lời chúc mừng và cảm ơn nhà trai đã đến tham dự lễ đính hôn.

Chi phí cho lễ đính hôn nhà gái hết bao nhiêu?

Chi phí cho lễ đính hôn của nhà gái phụ thuộc vào quy mô của buổi lễ, các dịch vụ đi kèm, như trang điểm, trang trí, tiệc mời khách, quà tặng. Trung bình, chi phí có thể dao động khoảng 20 đến 50 triệu đồng.

Có nên thuê dịch vụ tổ chức lễ đính hôn không?

Việc thuê đơn vị tổ chức lễ ăn hỏi hay không tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của mỗi gia đình. Thuê dịch vụ trọn gói sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, đảm bảo buổi lễ diễn ra chu đáo, chuyên nghiệp.

TIFF Planner – Đơn vị tổ chức lễ đính hôn uy tín nhất hiện nay

TIFF Planner tự hào là đơn vị tổ chức lễ ăn hỏi uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cưới hỏi, đội ngũ nhân viên tận tâm, nhiệt tình, TIFF Planner cam kết mang đến cho bạn một buổi lễ hoàn hảo, trọn vẹn và đáng nhớ.
TIFF Planner cung cấp đa dạng các dịch vụ từ A đến Z với mức giá phù hợp với nhiều nhu cầu và ngân sách khác nhau, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được nhận báo giá chi tiết!
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình của TIFF (Ảnh: TIFF,vn)
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình của TIFF (Ảnh: TIFF,vn)

Kết luận

Lễ đính hôn là một nghi thức truyền thống mang ý nghĩa sâu sắc, đánh dấu sự kết nối quan trọng giữa đôi uyên ương cùng hai bên gia đình trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Việc chuẩn bị chu đáo cho lễ hỏi sẽ giúp buổi lễ trở nên ý nghĩa, trọn vẹn và để lại ấn tượng khó quên.
Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về lễ ăn hỏi hay lễ đính hôn, đừng ngần ngại liên hệ với TIFF để nhận được sự tư vấn và giải đáp tận tình!

Related Posts

Leave a comment

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

    Họ và tên*
    Số điện thoại*
    Email*
    Ngày cưới dự kiến*
    Địa điểm muốn nhận tư vấn*
    Lời nhắn*

    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

    Sau khi nhận được yêu cầu của Quý khách, tư vấn viên của TIFF sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất!

    ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU CƯỚI