Scroll Top

Lễ đính hôn và lễ ăn hỏi có giống nhau không? Giải đáp A-Z từ Chuyên gia

Lễ đính hônlễ ăn hỏi là nghi thức truyền thống quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong mối quan hệ của một cặp đôi. Tuy nhiên nhiều người còn băn khoăn, thắc mắc rằng hai nghi lễ này giống hay khác nhau.
Hãy để chuyên gia Ngọc Bùi – Wedding Planner với 10 năm kinh nghiệm giải đáp chi tiết từ A – Z và đưa ra những lưu ý quan trọng khi tổ chức để bạn có một buổi lễ trọn vẹn và ý nghĩa nhé!

Điểm giống và khác nhau của Lễ đính hôn và lễ ăn hỏi?

Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, Lễ đính hôn hay lễ ăn hỏi là nghi thức quan trọng trước khi tổ chức lễ cưới chính thức cho các cặp đôi. Về cơ bản, hai lễ này đều mang ý nghĩa giống nhau, nhưng tùy theo phong tục mỗi vùng miền thì nó lại có một vài sự khác biệt ngoài tên gọi.
Dưới đây là sự khác biệt giữa lễ ăn hỏi tại miền Bắc và lễ đính hôn miền Nam theo các tiêu chí:
Tiêu chí
Lễ ăn hỏi tại miền Bắc
Lễ đính hôn miền Nam
Thời gian tổ chức
Người miền Bắc thường chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ ăn hỏi, thời gian tổ chức sớm hơn đám cưới từ 1 đến 3 tháng.
Lễ đính hôn cũng diễn ra trước lễ cưới nhưng gần hơn, chỉ cách vài ngày và không cần xem xét ngày quá cẩn thận như xem ngày cưới.
Địa điểm tổ chức
Lễ ăn hỏi tổ chức tại nhà gái, thường là ở nhà bố mẹ cô dâu, hoặc cũng có thể là nhà riêng của cô dâu.
Ngoài nhà bố mẹ cô dâu thì lễ đính hôn có thể tổ chức tại nhà hàng, khách sạn.
Trang phục
Trang phục trong ngày lễ ăn hỏi của cô dâu là áo dài truyền thống, của chú rể là Âu phục.
Giống với lễ ăn hỏi, trong lễ đính hôn cô dâu sẽ mặc áo dài và chú rể mặc vest, áo sơ mi.
Lễ vật
Sính lễ nhà trai mang đến nhà gái bao gồm trầu cau, bánh phu thê, trà rượu, heo quay, hoa quả và một số món quà mang ý nghĩa tốt lành được bọc trong hộp đỏ.
Tương tự, lễ vật trong lễ đính hôn ngoài các lễ vật cơ bản như trầu cau, bánh phu thê, hoa quả, trà rượu, heo quay, bánh kẹo,… còn có thể thêm các tráp đựng vàng, trang sức hoặc quần áo.
Điểm khác nhau lớn nhất giữa lễ ăn hỏi ở miền Bắclễ đính hôn miền Nam là không khí trong ngày lễ. Ở miền Bắc thường có không khí trang trọng, nghiêm túc hơn còn miền Nam thì mọi người mang tâm thái nhẹ nhàng, thoải mái hơn.

👉 Có thể bạn quan tâm:

Một số lưu ý khi tổ chức lễ đính hôn và lễ ăn hỏi

Bạn cần lưu ý các vấn đề sau khi tổ chức lễ đính hôn và lễ ăn hỏi:
  • Chọn ngày lành tháng tốt: Ngày tổ chức phải là ngày hoàng đạo, hợp tuổi cô dâu chú rể, tránh tổ chức vào ngày xấu không chỉ là điềm xui ngày lễ trọng đại mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân về sau của đôi uyên ương.
  • Chuẩn bị lễ vật chu đáo: Nhà trai cần chuẩn bị lễ vật chu đáo theo yêu cầu của nhà gái. Lễ vật cơ bàn cần phải có gồm trầu cau, bánh phu thê, trà rượu, hoa quả, bánh kẹo, heo quay. Ngoài ra một số nơi còn có thêm các tráp để trang sức hoặc đặc sản địa phương để thể hiện sự yêu quý của gia đình nhà trai đối với cô dâu mới.
  • Kiêng làm đổ vỡ: Bể vỡ bị xem là điềm rất xấu, báo hiệu sự trục trặc, không thuận lợi trong cuộc hôn nhân sắp tới. Vậy nên trong ngày vui của đôi nam nữ cần tránh tuyệt đối việc đổ vỡ, mọi người cần cẩn thận khi di chuyển và trang trí, sắp xếp các vật phẩm để tránh xảy ra sự cố.
  • Kiêng tổ chức khi nhà có tang: Nếu gia đình đang trong thời gian để tang, có người vừa mất thì nên hoãn tổ chức lễn ăn hỏi hay lễ đính hôn một thời gian, ít nhất là 1 năm. Tùy vào phong tục từng địa phương mà thời gian này có thể thay đổi.
  • Kiêng tổ chức vào tháng 7 âm lịch: Người ta thường nói “tháng 7 âm là tháng cô hồn”, vậy nên hầu hết các lễ cưới hỏi đều tránh tổ chức trong thời gian này để đảm bảo sự suôn sẻ, may mắn cho các cặp đôi.
Có thể thấy, lễ ăn hỏi hay lễ đính hôn không chỉ là dịp để hai bên gia đình chính thức gặp gỡ nhau mà còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa cưới hỏi Việt Nam.

Những câu hỏi thường gặp (FAQs)

Một số câu hỏi thường gặp về lễ đính hôn và lễ ăn hỏi là:

Lễ đính hôn và lễ cưới khác nhau như thế nào?

Lễ đính hôn là dịp hai gia đình chính thức gặp gỡ, hứa gả cưới giữa hai họ với nhau, cô dâu ra mắt gia đình đàng trai đồng thời trao đổi chuẩn bị cho lễ cưới. Trong khi đó đám cưới là buổi lễ chính thức của cặp đôi, thông báo với người thân, bạn bè, làng xóm về việc đôi nam nữ đã trở thành vợ chồng và bắt đầu cuộc sống hôn nhân.

Lễ đính hôn có cần phải có người đại diện không?

Lễ đính hôn cần có người đại diện hai bên gia đình để thực hiện nghi lễ trao – nhận tráp sính lễ và phát biểu trong buổi lễ. Người đại diện thường là người có vai vế cao, có tiếng nói và khả năng ăn nói trong dòng họ.

Khi nào nên tổ chức lễ đính hôn và lễ ăn hỏi?

Lễ đính hôn và lễ ăn hỏi đều tổ chức trước lễ cưới. Lễ đính hôn thường diễn ra trước đám cưới từ 1 đến vài tháng, còn lễ ăn hỏi thì tầm vài tuần đến 1 tháng.

Thời gian tổ chức lễ đính hôn và lễ ăn hỏi thường kéo dài bao lâu?

Lễ đính hônlễ ăn hỏi thường kéo dài từ 1 – 2 giờ, bao gồm các nghi thức chào hỏi, trao – nhận lễ vật, phát biểu, cúng bái gia tiên và cô dâu/chú rể ra mắt họ hàng. Thời gian buổi lễ có thể diễn ra lâu hơn, nhưng nhiều nhất chỉ khoảng 2 – 3 giờ. Tránh kéo dài quá lâu gây mệt mỏi cho mọi người tham dự.

Chi phí tổ chức lễ đính hôn trung bình là bao nhiêu?

Tùy vào quy mô, địa điểm tổ chức mà chi phí tổ chức lễ đính hôn có thể dao động từ 10 triệu đến 60 – 70 triệu. Chi phí này bao gồm các khoản trang phục, lễ vật, địa điểm, trang trí gia tiên, trà nước, mâm cỗ,…. Nếu số lượng khách đến tham dự đông thì chi phí sẽ cao hơn.

Có nên thuê wedding planner cho lễ đính hôn không?

Nếu gia đình có kinh nghiệm thì có thể tự tổ chức để tiết kiệm chi phí. Nhưng nếu bạn muốn một lễ đính hôn chuyên nghiệp trang trọng, đúng lễ nghĩa phong tục truyền thống thì nên thuê wedding planner để có một lễ đính hôn hoàn hảo.

TIFF Planner – Đơn vị tổ chức lễ đính hôn và lễ ăn hỏi uy tín, chuyên nghiệp

TIFF Wedding – Event Planner là đơn vị chuyên thiết kế và tổ chức những sự kiện trọng đại như lễ đính hôn hay lễ ăn hỏi. Đội ngũ TIFF Planner luôn lắng nghe ý muốn của khách hàng và không ngừng cập nhật xu hướng trang trí mới nhất, từ phong cách truyền thống đến hiện đại, sang trọng hay tối giản, nhẹ nhàng.
Toàn bộ lễ sẽ được lên kế hoạch chi tiết, bố trí nhân sự, các chuyên gia TIFF có kinh nghiệm dày dặn trong việc xử lý mọi tình huống phát sinh, đảm bảo buổi lễ diễn ra thật suôn sẻ và thành công, mang lại cho gia đình một ngày vui trọn vẹn.

Kết luận

Lễ đính hônlễ ăn hỏi, hai lễ có tên gọi khác nhau theo hai vùng miền nhưng có tính chất giống nhau là đánh dấu bước tiến tới trong mối quan hệ của đôi nam nữ, từ người yêu chính thức trở thành vợ chồng.
Nếu bạn còn đang băn khoăn về lễ đính hôn hay lễ ăn hỏi thì có thể liên hệ đến TIFF Wedding – Event Planner để gặp chuyên gia sự kiện giải đáp nhé!

Related Posts

Leave a comment

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

    Họ và tên*
    Số điện thoại*
    Email*
    Ngày cưới dự kiến*
    Địa điểm muốn nhận tư vấn*
    Lời nhắn*

    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

    Sau khi nhận được yêu cầu của Quý khách, tư vấn viên của TIFF sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất!

    ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU CƯỚI