Lễ ăn hỏi & Lễ cưới truyền thống
Vậy gộp lễ ăn hỏi và lễ cưới được không?
Các hình thức gộp lễ ăn hỏi và lễ cưới
Tổ chức liên tiếp trong cùng một ngày
Lồng ghép một số nghi thức ăn hỏi vào lễ cưới.
Ưu và nhược điểm khi gộp lễ ăn hỏi và lễ cưới
Ưu điểm:
-
Tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí vì chỉ cần tổ chức tất cả các nghi thức trong một ngày.
-
Thuận tiện cho các khách mời ở xa khi đến tham dự lễ cưới hỏi, không cần di chuyển nhiều lần.
-
Phù hợp với cuộc sống hiện đại, bận rộn. Cô dâu, chú rể và người trong gia đình không cần nghỉ việc dài ngày để tổ chức hôn lễ.
Nhược điểm
-
Tổ chức gộp lễ ăn hỏi và lễ cưới sẽ cần lược bớt và rút ngắn thời gian một số nghi thức, nên sẽ không thể đúng hoàn toàn theo phong tục truyền thống xưa.
-
Sự trang trọng và chỉn chu kém hơn so với các lễ ăn hỏi và lễ cưới được tổ chức theo truyền thống.
-
Cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về kịch bản, thời gian diễn ra nghi thức để không bị lỡ giờ hoàng đạo.
Ai nên gộp lễ ăn hỏi và lễ cưới?
-
Những cặp đôi hoặc gia đình có quỹ thời gian khiêm tốn, bận rộn công việc nên muốn tổ chức nhanh gọn.
-
Phần lớn khách mời của hai bên gia đình và bạn bè cô dâu chú rể đều ở xa, tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc di chuyển.
-
Điều kiện kinh tế hai bên gia đình hạn chế, cần tối ưu chi phí tổ chức lễ, tiệc và các dịch vụ liên quan.
-
Giới trẻ hiện nay ưa chuộng sự hiện đại, đơn giản khi tổ chức lễ cưới nhưng vẫn mong muốn giữ được ý nghĩa phong tục truyền thống.
-
Cần đảm bảo sự thống nhất ý kiến của cả hai bên gia đình trước khi tổ chức để tránh sự xung đột khi nghi lễ diễn ra.
-
Cần chuẩn bị chu đáo, đầy đủ sinh lễ và kịch bản để đảm bảo sự trang trọng trong ngày trọng đại.
Cách tổ chức gộp lễ ăn hỏi và lễ cưới
Chuẩn bị trước lễ
-
Nhà trai chuẩn bị đầy đủ sính lễ theo yêu cầu nhà gái (trầu cau, rượu, bánh kẹo, hoa quả, một số nơi sẽ có thêm tiền đặt lễ,…).
-
Nhà gái chuẩn bị địa điểm để tổ chức lễ ăn hỏi cùng trà nước, bánh kẹo cưới để mời khách.