Tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho lễ ăn hỏi
Nhà gái cần chuẩn bị những gì trong lễ ăn hỏi
Chọn ngày lành tháng tốt
Lựa chọn người đại diện
Danh sách khách mời
Lựa chọn trang phục
Trang trí nhà cửa
Đội bê tráp
Những điều cần đặc biệt lưu ý khi chuẩn bị lễ ăn hỏi
-
Lên kế hoạch chi tiết và phân công nhiệm vụ: Gia đình nên lập danh sách tỉ mỉ các công việc cần làm như trang trí nhà cửa, chuẩn bị tráp lễ, bố trí đội bê tráp, và đón tiếp khách mời. Các thành viên trong gia đình nên được phân công nhiệm vụ cụ thể, từ việc đón nhà trai, sắp xếp nghi lễ đến hỗ trợ trong hậu cần, tránh tình trạng rối loạn trong ngày trọng đại.
-
Kiêng chọn ngày xấu: Ngày tổ chức lễ ăn hỏi cần được lựa chọn cẩn thận, tránh những ngày xung khắc hoặc không hợp tuổi theo phong thủy. Việc chọn ngày tốt mang lại may mắn, sự thuận lợi, mong cầu một tương lai viên mãn, hạnh phúc cho cô dâu chú rể.
-
Không nên để cô dâu ra ngoài: Theo phong tục, cô dâu không nên lộ mặt cho đến khi chú rể vào phóng đón, trao hoa và nhẫn cưới, bởi theo quan niệm của ông bà ta, việc cô dâu lộ mặt như vậy sẽ bị mất duyên.
-
Kiêng làm đổ vỡ đồ đạc: Đổ vỡ trong lễ ăn hỏi được xem là điềm xấu, tượng trưng cho sự chia ly hoặc không may mắn. Do đó, gia đình nên cẩn thận trong việc sắp xếp, vận chuyển tráp lễ và các vật dụng trang trí, tránh sự cố xảy ra.
-
Kiêng tổ chức lễ ăn hỏi khi nhà có tang: Nếu gia đình có tang, lễ ăn hỏi cần được hoãn lại để bày tỏ sự tôn kính với người đã khuất. Theo quan niệm dân gian, tổ chức lễ cưới hỏi trong thời gian này là không phù hợp, dễ mang lại những điều không may mắn cho hôn nhân.